Bí quyết sống lâu nhưng vẫn khỏe của cặp vợ chồng già ngoài 80

Bí quyết sống lâu nhưng vẫn khỏe của cặp vợ chồng già ngoài 80

“Bí quyết của chúng tôi đơn giản lắm, ai cũng có thể làm nhưng mọi người ít quan tâm. Đó là khám sức khỏe định kỳ hàng năm kể cả khi có bệnh hay không”… 

Trên thế gian này có ai mà không sợ mình già đi, chứng kiến cơ thể bắt đầu lão hóa, sức khỏe suy giảm và trí óc chẳng còn minh mẫn như xưa. Đó là nỗi sợ mà nhiều người vẫn hóm hỉnh bảo nhau “chẳng sợ gì – chỉ sợ già”. Thế nhưng nhìn hình ảnh vợ chồng ông T. bà C. (Tây Hồ, Hà Nội) năm nay đều đã ngoài 80 nhưng vẫn đều đặn nắm tay nhau đi tập thể dục mỗi sáng, vui vẻ tham gia các hoạt động phường xã, thỉnh thoảng lại cùng cả gia đình đi du lịch đây đó thì cảm thấy tuổi tác chỉ là những  con số! “Bí quyết của chúng tôi đơn giản lắm, ai cũng có thể làm nhưng mọi người ít quan tâm. Đó là khám sức khỏe định kỳ hàng năm kể cả khi có bệnh hay không”, hai ông bà chia sẻ.

Bí quyết để sống lâu, tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn là chủ động chăm lo sức khỏe, bắt đầu bằng thói quen khám sức khỏe tổng quát hàng năm.

 

Chăm sóc sức khỏe cho người già: bắt đầu với khám sức khỏe định kỳ

Tuổi tác càng cao thì càng dễ mắc bệnh tật. Bởi vì các chức năng sinh lý cũng như chức năng đề kháng của cơ thể đều suy giảm, vô số bệnh tật cũng theo đó mà phát sinh, lúc đầu bệnh còn nhẹ, thoáng qua, dần dần bệnh trở thành mạn tính, kéo dài, khó chữa. Để có thể ngăn chặn sớm các nguy cơ bệnh tật này, thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm là điều không thể thiếu.

Với suy nghĩ như vậy, ông T. và bà C. mỗi năm đều lên kế hoạch đi khám sức khỏe định kỳ. “Từ khi biết đến khám sức khỏe định kỳ, chưa có năm nào hai vợ chồng tôi bỏ qua. Phải đi khám mới biết rõ cơ thể mình cần bổ sung và hạn chế gì, chứ không phải cứ có tiền và thời gian là tẩm bổ cật lực, ăn nhiều đồ ngon, uống thuốc xịn sẽ khỏe mạnh,” ông T. bày tỏ quan điểm.

Nhờ thăm khám thường xuyên mà huyết áp của ông T. luôn được kiểm soát ở mức ổn định dù có tiền sử bị cao huyết áp lâu năm. “Nếu không điều trị bằng thuốc, hạn chế ăn mặn, tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể tôi đã mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ vì cao huyết áp”. Bà C. thậm chí qua khám sức khỏe định kỳ còn phát hiện sớm u nang buồng trứng, “vì u nhỏ nên tôi chọn mổ nội soi vừa ít đau lại mau khỏi. Tính đến nay đã 4 năm sau mổ, sức khỏe tôi tốt lên rất nhiều, ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào, đi đâu ai gặp cũng khen (cười). Bác sĩ cho biết nếu để kéo dài ít lâu nữa thì tôi có thể phải mổ cấp cứu vì biến chứng u nang buồng trứng xoắn, vỡ u nang…không xử trí kịp còn đe dọa tính mạng.”

Người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần kể cả khi không có bệnh.

Đừng quên điều chỉnh lối sống!

Không chỉ giúp phát hiện sớm các loại bệnh tật để kịp thời ngăn ngừa, kiểm soát và điều trị, thông qua khám sức khỏe định kỳ, ông T. và bà C. còn được tư vấn rất chi tiết về chế độ ăn uống, vận động để phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Về chế độ ăn uống: theo tư vấn của các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, hai ông bà thường chọn những thực phẩm không nhiều mỡ, tăng cường các loại rau củ quả, sử dụng dầu thực vật, ăn cá và các loại đậu, đỗ…để đảm bảo đủ chất đạm cho cơ thể. Với quan niệm “người già cần bồi bổ sức khỏe”, con cái thường có thói quen dành các loại thức ăn bổ dưỡng cho cha mẹ, ông bà. Tuy nhiên  nhiều món ăn bổ dưỡng như thịt quay, thịt nấu đông, nội tạng động vật... chứa nhiều cholesterol, có thể dẫn đến cơn đột quỵ hoặc tai biến. Hơn thế nữa ở người cao tuổi, khả năng tiêu hóa thức ăn cũng suy giảm, nếu ăn nhiều chất bổ dưỡng có thể gây béo phì, mỡ máu cao.

Về chế độ vận động: đều đặn mấy chục năm nay, hai ông bà đều cùng nhau đi bộ quanh công viên vào tất cả các buổi sáng. Đây cũng là hình thức vận động được đánh giá phù hợp nhất với người cao tuổi vì đơn giản, không tốn kém, lại giúp ăn ngon, ngủ sâu. Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân (khoa Khám bệnh – Bệnh viện Thu Cúc) cho hay: “Không nên nghĩ rằng người già phải hạn chế vận động vì lo sợ té ngã. Trên thực tế dù đi đứng chậm chạp nhưng người cao tuổi cũng cần vận động thường xuyên để khớp xương co duỗi, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ huyết áp và tinh thần thoải mái.”

Chế độ ăn uống cho người lớn tuổi nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo, tập trung vào rau, củ, quả giàu chất xơ…

Hãy chăm sóc sức khỏe khi còn có thể!

Người cao tuổi thường hay có tâm lý buông xuôi, cứ nghĩ mình là người “quá đát”, “vô dụng” nên sống đến đâu biết đến đó, bỏ mặc sức khỏe. Nhiều trường hợp lại sợ phát hiện bệnh phải điều trị, “làm khổ con cháu”. Chính vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường bị xem nhẹ.

Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm, càng có tuổi chúng ta càng phải chăm lo cho sức khỏe. Với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhiều bệnh lý hoàn toàn có thể ngăn chặn được từ giai đoạn còn mới chớm để điều trị hiệu quả. Thực tế cũng cho thấy tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đang tăng. Có nhiều cụ ông cụ bà ngoài 80 tuổi vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hòa nhập với cuộc sống, vui vẻ bên con cháu như câu chuyện của ông bà T. C. ở phần trên. Do đó ngay cả khi không có biểu hiện bệnh, người cao tuổi cũng cần đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần.

 

X
phone