Chăm sóc người cao tuổi theo cách của người Nhật

Chăm sóc người cao tuổi theo cách của người Nhật

 

Nhật Bản là một trong những quốc gia rất nổi tiếng về chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi.

Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cho người lớn tuổi rất được chú trọng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của cộng đồng. Thậm chí, theo Tokyo Times, số lượng tã giấy dành cho người lớn được bán ra gấp 2,5 lần so với tã dành cho trẻ em

Chỉ số HALE của Nhật đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu

Trong những năm gần đây, lão hóa dân số tại Nhật vẫn tiếp tục tăng và đã đạt xấp xỉ 23% vào thời điểm hiện tại. Hơn 1/5 trong số 126 triệu dân Nhật Bản sống đến năm 65 tuổi hoặc già hơn. Tính trên toàn dân số Nhật Bản, cứ 10.000 dân thì có 14,09 người sống đến trăm tuổi.

Chính phủ Nhật luôn hướng tới việc hiện thực hóa một xã hội vừa đảm bảo được sự tôn nghiêm của người già vừa giúp các cụ vui sống khỏe mạnh. Trong chăm sóc y tế, người cao tuổi chỉ phải chi trả 10% phí chăm sóc - chữa bệnh, 90% còn lại sẽ được thanh toán từ tiền bảo hiểm. Nhờ vậy, chỉ số “tuổi thọ khỏe mạnh” của Nhật Bản – một chỉ số của WHO dùng để đo số năm mà người ta có khả năng đáp ứng những nhu cầu hằng ngày như ăn, mặc và tự đi vệ sinh (gọi tắt là HALE) – đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với mức năm trung bình đạt 75 năm.

Nhật Bản đạt được thành tựu đó không chỉ nhờ những chính sách an sinh xã hội tốt, mà còn nhờ vào phương pháp chăm sóc chu đáo và khoa học, cả về thể chất lẫn tinh thần cho người lớn tuổi. Đặc biệt, quan điểm về chăm sóc cho người lớn tuổi của người Nhật cũng rất đáng để học tập. Họ đề cao tính tự chủ của người được chăm sóc, thay vì đề cao việc tận tâm của người chăm sóc. 

Người Nhật quan niệm rằng, dù già yếu nhưng người cao tuổi không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con cái mà nên cố gắng tự chủ trong cuộc sống. Con cái hoặc người chăm sóc chỉ giúp đỡ người lớn tuổi khi thật cần thiết, và khuyến khích họ tự chăm sóc bản thân theo khả năng. Điều này giúp người lớn tuổi vừa có cơ hội vận động để duy trì sức khỏe, vừa luôn tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình. Có lẽ chính vì vậy mà Nhật Bản cũng là nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới.

 

Chăm lo tốt hơn cho người cao tuổi bắt đầu từ việc chăm sóc vệ sinh đúng cách

 

Theo Lifree - nhãn tã giấy hàng đầu của Nhật Bản, đối với những người lớn tuổi mất kiểm soát về bài tiết, do mỗi người bệnh có một đặc điểm về thể trạng và khả năng đi lại khác nhau, việc chọn lựa đúng các sản phẩm hỗ trợ như tã giấy hay dụng cụ tập luyện cũng sẽ quyết định tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Người Nhật phân biệt rất rõ từng loại tã giấy dành cho mỗi đối tượng dựa vào khả năng đi lại của người dùng.

Những người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần. Loại tã này được thiết kế dạng quần rất dễ mặc, nên người dùng có thể tự chăm sóc bản thân dễ dàng hơn. Người lớn tuổi cũng được khuyến khích tự đi vệ sinh trong toilet nếu họ có thể đi lại thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào tã giấy, và tích cực tập luyện để có cuộc sống tự chủ như người khỏe mạnh. Khi có thể tự mặc tã và tự đi vệ sinh trong toilet, người bệnh đã tiến gần hơn một bước tới cuộc sống tự chủ của người khỏe mạnh.

Trong khi đó, những người có khả năng đi lại bị hạn chế được khuyên dùng tã dán, vì sản phẩm này rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay tã cho người dùng trong tư thế nằm. Khi thay tã dán, người dùng được trở nghiêng một bên trước khi đặt tã phía dưới người bệnh; sau đó miếng tã sẽ được cố định bằng khóa dính. Khóa dính cũng cho phép điều chỉnh linh hoạt độ rộng vòng hông tùy theo kích thước cơ thể người bệnh.

 Ngoài ra, người Nhật thường dùng thêm miếng lót bổ sung kèm tã dán hoặc tã quần. Theo đó, người dùng có thể thay nhiều miếng lót bổ sung trên cùng một miếng tã giấy để giữ vệ sinh mà không lo tốn kém. Còn đối với những người lo lắng bị trào, tấm đệm lót cũng là công cụ hữu hiệu để giữ sạch giường bệnh và xe lăn.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã dần tiếp thu mô hình chăm sóc của Nhật Bản. Cùng với việc nhãn hàng tã giấy Caryn vừa đưa ra thị trường dòng sản phẩm tã quần, hiện thị trường Việt Nam đã có danh mục sản phẩm khá phong phú phục vụ cho người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng nên lưu tâm tới việc chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình. Ngoài ra, điều quan trọng hơn nữa là phải dần thay đổi tích cực thói quen sinh hoạt: khuyến khích người dùng tự chủ hơn, giúp họ tập luyện nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và chú ý thay tã thường xuyên hơn để giữ vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi.    

                                                                                                                                                                                      IDPCORP sưu tầm từ ngồn tin báo tuổi trẻ.vn

X
phone