Chấn thương ở người cao tuổi

Chấn thương ở người cao tuổi

Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên, số lượng người cao tuổi cũng nhiều hơn và họ có thể hoạt động lâu hơn. Tuy nhiên nguy cơ chấn thương do té ngã ở người cao tuổi cũng tăng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chấn thương ở người cao tuổi để có cách phòng tránh.

Nguyên nhân gây ra chấn thương ở người cao tuổi

Chúng ta thường gặp chấn thương do rất nhiều nguyên nhân như: va chạm khi tham gia giao thông, tai nạn nghề nghiệp, bị ngã, bị đánh, bạo hành gia đình, thậm chí là tự tử không thành. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương cho người cao tuổi là té ngã, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

Té ngã dẫn tới sợ ngã là vấn đề sức khỏe quan trọng của người cao tuổi. Nếu người cao tuổi bị té ngã thường xuyên thì cần phải tới gặp bác sĩ để có những tư vấn giúp hạn chế chấn thương này.

Đối với chúng ta, một lần té ngã có thể khiến bạn bị thương nhẹ như vết xước hoặc gãy chân, tay. Tuy chấn thương này khiến bạn đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng chúng chỉ gây ra gián đoạn tạm thời cho cuộc sống của bạn đến khi vết thương được chữa lành.

Nhưng với người cao tuổi thì khác, một cú ngã nhẹ cũng có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Một vết bầm tím ở đầu cũng có thể khiến máu chảy xung quanh não, một chiếc xương sườn gãy cũng có nguy cơ gây bầm tím cho phổi, hoặc gãy xương hông, xương chậu. Và người cao tuổi cần phải tới bệnh viện để khám, thậm chí là thực hiện một cuộc phẫu thuật mới có thể giúp chữa lành vết thương.

Sự khác biệt của chấn thương ở người cao tuổi

Tất cả chúng ta đều gặp phải chấn thương và chịu ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên người cao tuổi sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn và thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do một số yếu tố dưới đây:

  • Quá trình lão hóa làm cho thể chất của người cao tuổi thay đổi, các phản ứng bình thường trong cơ thể, hệ thống miễn dịch, quá trình đông máu, quá trình chữa lành diễn ra chậm hơn. Da của người cao tuổi khô và mỏng hơn, mất đi collagen nên dễ bị nhiễm trùng hơn. Cơ và xương yếu hơn và xốp hơn nên cần nhiều thời gian để liền lại. Chấn thương có thể gây ra đau mãn tính cho người cao tuổi.
  • Chấn thương có thể phức tạp và nghiêm trọng hơn do các bệnh mãn tính sẵn có của người cao tuổi. Đa phần người cao tuổi mắc phải các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suy giảm nhận thức có kèm theo biến chứng hoặc làm chậm quá trình hồi phục sau chấn thương.
  • Thuốc mà người cao tuổi đang sử dụng cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực đến phần cơ thể bị chấn thương. Một số thuốc sẽ làm chậm thời gian chữa lành hoặc làm chậm đông máu.
  • Chấn thương khiến người cao tuổi phải nằm viện hoặc nằm điều trị tại nhà trong khoảng thời gian khá dài so với người trẻ tuổi. Một cú ngã nhẹ thôi cũng có thể khiến người cao tuổi gặp phải chấn thương nặng, khó chẩn đoán chính xác và mất nhiều thời gian để phục hồi và trở lại cuộc sống như trước khi bị thương. Có những bệnh nhân không thể về nhà hoặc có những người cần phải phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng trong thời gian khá dài mà vẫn không thể hoạt động bình thường như trước.

Đau mãn tính sau chấn thương ở người cao tuổi

Sau tất cả các chấn thương, người cao tuổi bị đau lâu dài hơn và kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm. Các vết thương của họ cũng sẽ đau tái phát khi mà thời tiết thay đổi hoặc vận động nặng. Để kiểm soát tốt cơn đau, người cao tuổi cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có người chăm sóc và tái khám định kỳ.

Phòng ngừa chấn thương ở người lớn tuổi

Để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của chấn thương, cách tốt nhất là phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra chấn thương ở người cao tuổi. Dưới đây là một số biện pháp thông minh giúp giảm té ngã:

  • Người cao tuổi nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng bởi khi chân tay yếu, run kết hợp với phản xạ chậm sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông nguy hiểm.
  • Người cao tuổi cần sử dụng những đôi giày, dép chắc chắn, vừa chân và có độ ma sát cao để tránh trơn trượt, té ngã. Có không ít người già bị ngã do đi giày không khít với chân và bị tuột ra trong lúc đi lại.
  • Người cao tuổi cần có gậy, khung tập đi để giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Bạn nên lắp thêm đèn tại khu vực vệ sinh, hành lang, vườn và các lối đi mà người cao tuổi qua lại vào buổi tối đồng thời dọn dẹp hết các chướng ngại vật để họ không bị té ngã.

  • Việc lắp tay vịn trong nhà tắm, cầu thang là vô cùng cần thiết bởi đây là những nơi người cao tuổi dễ bị ngã nhất. Sợ ngã sẽ khiến họ ngại tắm, ngại ra khỏi phòng và không giao tiếp với xã hội.
  • Đối với những chiếc thảm bé dễ gây trơn trượt chỉ để trang trí thì bạn cần loại bỏ và đặt hãy những tấm thảm chống trơn lớn tại nhà tắm, bếp hoặc trong cả ngôi nhà bạn.
  • Trang bị ghế tắm, ghế nâng bồn cầu trong những trường hợp cần thiết. Điều này sẽ giúp người cao tuổi có thể tắm lâu hơn mà không bị ngã cũng như đứng lên ngồi xuống khi đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
  • Chuẩn bị sản phẩm tắm gội khô để vệ sinh cá nhân khi khả năng vận động bị hạn chế, giảm số lần phải tắm gội bằng nước trong nhà tắm. Điều này cũng giúp người chăm sóc đỡ vất vả hơn.

Bộ sản phẩm tắm gội khô Yaocare Medic kế thừa bài thuốc tắm chữa bệnh của người Dao Áo dài không những làm sạch da và loại bỏ vi khuẩn đến 99,99% mà còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức xương khớp nhờ thành phần tinh dầu khuynh diệp, xuyên tâm liên và gừng. Đây là bí quyết phục hồi sức khỏe nhanh chóng của người Dao Áo Dài từ xưa đến nay. Sản phẩm tắm gội khô Yaocare Medic còn được các bác sĩ phòng hậu phẫu sử dụng để chăm sóc bệnh nhân. Xịt tắm khô và dầu gội đầu khô Yaocare Medic là bộ đôi sản phẩm rất cần thiết cho người cao tuổi, giúp góp phần giảm đáng kể số ca té ngã trong nhà tắm của người cao tuổi.

  • Tối giản các thao tác bếp núc để người cao tuổi tránh bị chấn thương khi nấu ăn.
X
phone