Giúp mẹ phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ
Còi xương và suy dinh dưỡng là hai bệnh hoàn toàn khác nhau ở trẻ. Nắm rõ được điều này để có thể xây dựng một chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ. Cùng IDP CORP tham khảo ngay:
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Để chẩn đoán trẻ còi xương, ngoài xét nghiệm chỉ số canxi máu, các bác sĩ còn dựa trên một số dấu hiệu bao gồm:
- Trẻ thường quấy khóc, dễ giật mình, ngủ không ngon và ra nhiều mồ hôi
- Rụng tóc hình vành khăn
- Xương hộp sọ có biểu hiện bất thường: thóp rộng, mềm và lâu đóng kín; xuất hiện bướu ở đỉnh đầu hoặc trán; đầu bẹp cá trê
- Chậm mọc răng, rối loạn trương cơ lực, táo bón thường xuyên, chậm vận động như biết lẫy, bò, đi,..
- Trẻ bị co giật do hạ canxi khi bị bệnh cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể kéo theo các biến chứng như chuỗi hạt sườn, chân tay cong chữ O, chữ X
Trẻ suy dinh dưỡng với những triệu chứng sau:
Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, sức khỏe và quá trình tăng trưởng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Dấu hiệu thường gặp là trẻ bị đứng cân hoặc sụt cân, bé hay mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc và dễ bị bệnh; trẻ cũng không năng động, chậm mọc răng, phát triển vận động. Nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng còn được thể hiện ở 3 thể là: phù, teo đét và hỗn hợp.
- Thể phù: Do chỉ nuôi bằng tinh bột, trẻ không được cung cấp đủ năng lượng hoặc những chất dinh dưỡng đa vi lượng. Triệu chứng phổ biến là phù thũng toàn thân, da xanh xao, cơ thể bị suy thoái, hạ canxi, mắt khô, quáng gà, và hay bị bệnh.
- Thể teo đét: Mức độ thiếu chất nhẹ hơn thể phù, tuy nhiên các bắp thịt của trẻ bị teo lại, da nhăn trông giống như người già. Thể teo đét có tiên lượng thường tốt hơn thể phù do ít bị tổn thương các cơ quan nội tạng.
- Thể hỗn hợp: Kết hợp cả 2 thể trên.
Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ
Như đã nói, đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau và chỉ khi hiểu rõ được chúng các mẹ mới có thể dễ dàng giúp trẻ cải thiện và phát triển toàn diện.
Ngoại hình của trẻ
Có trường hợp bé nhìn có vẻ chẳng những không suy dinh dưỡng, mà còn rất bụ bẫm và ăn ngủ tốt, tuy nhiên vẫn mắc bệnh còi xương. Ngược lại, một số trẻ khá còi cọc, thậm chí là bị suy dinh dưỡng nhưng lại hoàn toàn không bị còi xương.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin D và canxi như là một biện pháp chữa trị duy nhất cho trẻ còi xương. Trong khi đó, tăng cường vitamin D và canxi là một trong số rất nhiều cách phổ biến giúp điều trị suy dinh dưỡng, chứ không phải là chủ yếu.
Nguyên nhân gây bệnh
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ thể, cụ thể là trẻ có số đo về cân nặng lẫn chiều cao đều kém cỏi hơn những bạn cùng tuổi, có thể mắc luôn cả bệnh còi xương hoặc không.
Mặt khác, nguyên nhân của bệnh còi xương là do bé không được cung cấp đủ canxi và phốt pho để đáp ứng cho nhu cầu phát triển, dẫn đến xương bị tổn thương hoặc biến dạng. Bệnh còi xương thể bụ bẫm cũng xuất hiện vì nhu cầu sử dụng canxi và phốt pho của những đứa bé nặng cân này cao hơn bình thường.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cải thiện thể trạng với sữa bột cho trẻ suy dinh dưỡng
Các mẹ đang lo lắng cho sự phát triển thể trạng của con em mình có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Nefesure Titan Plus HMO. Liên hệ ngay hotline: 0904.146.871 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>>> Tham khảo ngay >>>> Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi – Chọn ngay Nefesure Titan Plus HMO
---------------------
Công ty TNHH TM & DV IDP
- Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0904.146.871
- Fax: (028) 3844 4703
- Email: idp@idpcorp.vn
- Other Articles
- ➝ Lịch sử của yến sào bắt nguồn từ đâu ?
- ➝ Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
- ➝ 4 bước để có sức khỏe tốt
- ➝ Chuyến Từ Thiện Của Công Ty TNHH Thương Mại & Đầu Tư IDP (IDPCORP) Trao Sữa Cho Trẻ Em Tại Làng Trẻ Em SOS Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- ➝ Nhiều trẻ em vùng cao bị thiếu hụt dinh dưỡng