Phát hiện Trẻ sơ sinh bị vàng da cần điều trị kịp thời
Vàng da sơ sinh nếu không phát hiện, điều trị kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấm vào não, nguy cơ trẻ tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý thế nào?
25-30% trẻ đủ tháng vẫn bị vàng da
Đơn nguyên sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp nhận bé trai mới sinh được 9 giờ trong tình trạng da vàng tăng dần toàn thân từ bụng xuống chân. Bé được chẩn đoán vàng da sơ sinh do huyết tán quá mức, phải chuyển đơn vị điều trị tích cực
Bác sĩ Trần Thị Cườm, phó trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, cho biết đây là trường hợp xuất hiện vàng da sớm ngay sau sinh và được phát hiện kịp thời. Kết quả test Bilirubin qua da cao hơn 14 lần mức bình thường, nguy cơ gây tổn thương não nếu không được kịp thời điều trị.
Nhận thấy đây là một trường hợp có thể chuyển biến nặng, các bác sĩ tại đơn nguyên nhanh chóng đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp, bé sơ sinh được chiếu đèn vàng da tích cực. Được điều trị tích cực sau 7 ngày, tình trạng sức khỏe của bé ổn định, kết quả test Bilirubin qua da trong giới hạn cho phép và bé có thể được ghép mẹ.
Bác sĩ Cườm phân tích vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số gặp ở trẻ đẻ thiếu tháng (đẻ non).
Bệnh thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Vàng da sinh lý thường biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật.
"Trẻ bị vàng da sơ sinh huyết tán quá mức sẽ có biểu hiện vàng da sớm trong 24 giờ đầu sau sinh. Nếu trẻ vàng da quá mức và không được điều trị kịp thời, chất độc sẽ ngấm vào não gây biến chứng thần kinh, khả năng hồi phục thấp, để lại biến chứng, thậm chí có thể tử vong" - bác sĩ cho hay.
Ranh giới vàng da sinh lý và bệnh lý rất mong manh
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết vàng da sơ sinh thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Bệnh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý), nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Vàng da sinh lý thường biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật.
Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt.
Đồng thời với vàng da, có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...). Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.
Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não, mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Ranh giới giữa vàng da sinh lý và bệnh lý rất mong manh, vì vậy ba mẹ cần quan sát trẻ thường xuyên và cho con đi khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện:
- Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh;
- Vàng da toàn thân, cả lòng bàn tay, bàn chân và mắt;
- Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng;
- Trẻ vàng da kèm theo bú ít, bỏ bú, co giật, lừ đừ...;
- Trẻ đi tiểu màu vàng sậm;
- Xét nghiệm Bilirubin máu tăng cao.
Bác sĩ khuyến cáo trong những ngày đầu sau sinh, trẻ cần được theo dõi sát để phát hiện vàng da nặng. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị.
Phương pháp xét nghiệm vàng da bằng máy đo độ vàng da trẻ sơ sinh
- Đo Bilirubin trong máu qua da là phương pháp nhẹ nhàng, không đau, thay thế cho phương pháp xét nghiệm bằng máu truyền thống.
- Thiết bị không xâm lấn, cho phép đo nhanh (10 giây) đưa ra kết quả chính xác an toàn cho trẻ sơ sinh và non tháng.
- Xác định nhanh chỉ số Bilirubin trong máu trẻ giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị tối ưu cho trẻ.
- Bố mẹ không còn lo lắng việc lấy máu xét nghiệm khi bé còn non yếu.
- Phương pháp được sử dụng trước, trong và sau khi chiếu đèn vàng da.
IDPCORP tham khảo từ nguồn internet