TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ 

SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

-Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào 23% yếu tố di truyền từ cha mẹ, còn lại 77% phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động, thói quen sinh hoạt và môi trường sống .

-Để giúp trẻ tăng chiều cao tối đa , cha mẹ hãy điều chỉnh hợp lý chế độ dinh dưỡng, vận động thể thao, thói quen sinh hoạt, … là cách đơn giản nhất để giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.

THỰC TẾ VẪN CÒN NHIỀU TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI KHÔNG ĐẠT CHUẨN CHIỀU CAO

    - Theo thống kê của hội dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam tính đến hết năm 2014, Việt Nam có khoảng 2,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tương đương với 24,9% và đến nay con số này vẫn ở mức cao 24,3%. 
   - Tỷ lệ này tương ứng, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi, thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền (một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi lên đến hơn 30%). 
  - Điều đó lý giải vì sao chiều cao trung bình của của trẻ em Việt Nam sau khi trưởng thành với nam và nữ nước ta tương ứng là 1m64 và 1m53, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (1m70 ở nam và 1m59 ở nữ), Nhật Bản (1m72 ở nam và 1m58 ở nữ), Singapore (1m71 ở nam và 1m60 ở 
nữ)…

HIỂU RÕ TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI, CHA MẸ CẦN "NẮM RÕ" NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, ngoài việc tìm mọi cách khắc phục tình trạng này, nhiều cha mẹ đang lo lắng liệu trẻ sẽ phát triển hiện tại và tương lai ra sao. Liệu trẻ có nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này hay không?. Để hiểu rõ vấn đề của suy dinh dưỡng thấp còi, cha mẹ phải biết những giai đoạn phát triển của trẻ:

-VỀ CHIỀU CAO: Các bậc cha mẹ không nên chỉ quan tâm đến cân nặng của con, mà phải chú ý cả chiều cao. Ngay từ khi sinh, cần đo chiều dài của trẻ, con số này rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng phát triển của trẻ. Đồng thời hãy lưu tâm đến những giai đoạn phát triển quan trọng phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

+Giai đoạn bào thai: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều cao thấp, thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.
+Giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuổi: Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi bằng ½ chiều cao của trẻ lúc trưởng thành, vì vậy cách nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.
+Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Với trẻ gái từ 8 – 14 tuổi, trẻ trai từ 9 – 16 tuổi là giai đoạn phát triển “đột phá chiều cao”. Trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 18 tuổi sẽ rất khó có thể cao thêm được nữa.

 

-VỀ CÂN NẶNG: Cũng giống như chiều cao , có tốc độ phát triển rất mạnh, nhất là ở 3 tháng cuối của thai kỳ, trong 3 năm đầu sau sinh và lứa tuổi thanh thiếu niên 12 – 20 tuổi. 

 

NHỮNG NGUYÊN NHÂN TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

 

 

Trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ bổ sung lúc đầu đời:
-Khi thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai khiến cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp trẻ bị sinh non và bị duy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra.
-Bên cạnh đó, một số trường hợp bé không thể bú mẹ do nhiều nguyên nhân hoặc các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít nhưng lại không chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng hợp lý. 

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng:
-Những bệnh lý trẻ thường mắc phải là viêm đường hô hấp, tiêu chảy,..nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì sác xuất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường. Khi bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn. 
-Những kháng sinh trong thuốc không chỉ tiêu diệt các vi trùng gây hại cho cơ thể, mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo:
-Có rất nhiều nguyên khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và một trong những nguyên nhân đó là CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG:
+Trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các vi chất giúp trẻ phát triển chiều cao tốt. 
+Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, khiến trẻ không hấp thu được các dưỡng chất, nhất là thiếu các loại vitamin cần thiết cho phát triển chiều cao như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin A…

BIỂU HIỆN TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI
Việc phát hiện sớm và nhận biết sớm trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ giúp cho các bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chữa trị và chăm sóc trẻ được tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện. Bằng việc phát hiện nhanh các triệu chứng sau:

 

-Trẻ biếng ăn hoặc ít ăn.

-Có tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

-Trẻ thường xuyên hay quấy khóc, kém hoạt bát và chậm biết đi.

-Chậm tăng cân, chiều cao trong 2 – 3 tháng.

-Khó ngủ, ngủ giật mình, hay quấy khóc.

-"Hạt gạo" trên móng tay.

-Tóc thưa, dễ rụng, da khô.

-Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.

 

 

HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG”TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

-Trẻ bị duy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống, đồng thời trẻ lại dễ dễ béo phì do thấp về chiều cao.

-Nếu xảy ra trước 6 tuổi, trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, trí tuệ, trí thông minh.  

-Về lâu dài, trẻ thấp còi không được can thiệt kịp thời, sau này trưởng thành có chiều cao thấp, và thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc các bệnh hơn so những đưa trẻ bình thường, đồng thời khả năng làm việc, lao động cũng kém hơn.

-Trẻ gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên có nguy cơ trở thành người phụ nữ thấp bé và khi đẻ con thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cho con cao hơn.

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ NHỎ, GIÚP TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO

Để giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng thấp còi và tăng chiều cao nhanh, cha mẹ nên bắt đầu từ nguyên nhân gốc rễ bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ hoặc tìm hiểu về thực đơn hàng ngày cho trẻ.

Tăng dần lượng protein và calo cho trẻ

Với trẻ thấp còi suy dinh dưỡng, mẹ cần phải tăng lượng calo và protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Tăng dần calo từ 90 lên 150 g/kg/ngày, protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.


Bổ sung lượng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm

Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm nên việc bổ sung lượng dầu mỡ cho bé là điều cần thiết mà mẹ nên nhớ. Bên cạnh đó, khi chế biến các món ăn cho bé, mẹ cũng cần lưu ý phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.


GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ NHỎ, GIÚP TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO

Tăng dần lượng protein và calo cho trẻ
Với trẻ thấp còi suy dinh dưỡng, mẹ cần phải tăng lượng calo và protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Tăng dần calo từ 90 lên 150 g/kg/ngày, protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.


Bổ sung lượng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm

Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm nên việc bổ sung lượng dầu mỡ cho bé là điều cần thiết mà mẹ nên nhớ. Bên cạnh đó, khi chế biến các món ăn cho bé, mẹ cũng cần lưu ý phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Để giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng thấp còi và tăng chiều cao nhanh, cha mẹ nên bắt đầu từ nguyên nhân gốc rễ bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ hoặc tìm hiểu về thực đơn hàng ngày cho trẻ.

Chia thành nhiều bữa cho trẻ

Thay vì ngày cho trẻ ăn 3 bữa, mẹ cũng có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa và cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính, nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì mẹ có thể cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua hay nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn. 

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng tác động đến chiều cao

Canxi: Thức ăn giàu canxi bao gồm sữa, phomat, các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá,…. bổ sung Canxi, cần thiết cho sự phát triển xương và tăng chiều cao.

Kẽm: Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Kẽm cũng tương tác với những hormone quan trọng tham gia vào tăng trưởng xương. Kẽm làm tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hoá xương thông qua kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương. Các thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và một số ngũ cốc ăn liền được tăng cường kẽm. 


 

 

 

X
phone