Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ em mọc răng biếng ăn

Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ em mọc răng biếng ăn

 
Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ em mọc răng biếng ăn

Trẻ em mọc răng biếng ăn là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nhiều ba mẹ lo lắng việc biếng ăn sẽ khiến trẻ không nạp đủ năng lượng cần thiết hoặc khiến trẻ sụt cân. Đừng áp lực, phụ huynh chỉ cần thực hiện những lưu ý trong bài viết về cách chăm sóc cho trẻ trong thời kỳ mọc răng là sẽ giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn không mấy dễ chịu này.

 Vì sao trẻ em mọc răng biếng ăn?

Trẻ em mọc răng biếng ăn là tình trạng của hầu hết tất cả các em bé vào giai đoạn mọc răng. Khi trẻ mọc răng, nướu sẽ có hiện tượng sưng, đỏ và có thể bị nứt ra để cho những răng sữa mọc lên. Quá trình này sẽ khiến em bé có cảm giác đau, khó chịu, thêm vào đó mọc răng có thể khiến bé bị sốt, nên bé sẽ quấy khóc, ăn không ngon miệng và bỏ ăn.

Bên cạnh đó, khi mọc răng, các enzyme trong cơ thể sẽ tập trung tại những vị trí mọc răng để giúp răng sớm nhú ra ngoài, khiến lượng enzyme tiêu hóa bị suy giảm, nên giai đoạn mọc răng trẻ có thể kèm chứng ăn không tiêu, dẫn đến biếng ăn.

Trẻ em mọc răng biếng ăn và hay quấy khóc, thích cho tay và đồ vật vào miệng

Trẻ em mọc răng biếng ăn và hay quấy khóc, thích cho tay và đồ vật vào miệng

Nhiều ba mẹ có đứa con đầu lòng thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc mọc răng ở trẻ, nên không biết trẻ biếng ăn vì lý do gì. Nếu trẻ biếng ăn kèm theo những dấu hiệu sau đây thì có thể do trẻ em mọc răng biếng ăn ba mẹ nhé:

  • Trẻ thường xuyên chảy dãi.
  • Nướu trẻ có dấu hiệu sưng, đỏ.
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ.
  • Trẻ có thể phát ban, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu hơn bình thường, không chịu chơi, lười ăn, biếng bú.
  • Trẻ thích gặm tay và các đồ vật, thường hay cho tay và đồ vật vào miệng để cắn, nhai.

Thời gian để cho răng nhú ra khỏi nướu sẽ mất từ 5-7 ngày. Vì vậy, trẻ có thể biếng ăn và gắt gỏng, khó chịu trong thời gian này. Khi răng nhú ra, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và vui vẻ trở lại

 Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ em mọc răng biếng ăn

Để giúp trẻ dễ dàng vượt qua giai đoạn mọc răng biếng ăn, khi chăm sóc cho trẻ hằng ngày, ba mẹ hãy lưu ý những điều sau đây nhé:

  • Trẻ mọc răng sẽ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn, thời gian này ba mẹ dành nhiều thời gian để dỗ dành và ôm ấp trẻ, để giúp trẻ xoa dịu và cảm thấy yên tâm hơn.
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ, cho trẻ mặc thông thoáng để giúp cơ thể trẻ cảm thấy mát và dễ chịu hơn.
  • Ba mẹ cần nấu thức ăn mềm, loãng như cháo, súp… Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên bắt ép trẻ vì sẽ gây ra biếng ăn tâm lý sau này.

Khi trẻ mọc răng, ba mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, chia nhỏ khẩu phần ăn

Khi trẻ mọc răng, ba mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, chia nhỏ khẩu phần ăn

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn hoặc cữ bú để tránh tâm lý sợ hãi khi phải ăn uống quá nhiều trong 1 cữ. Cho trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung trái cây, sữa chua, phomai cho bé.
  • Ba mẹ lưu ý sử dụng các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé, không sử dụng gia vị cho bé dưới 1 tuổi, không nên cho bé ăn các loại bánh, kẹo ngọt, nước ngọt… để tránh nguy cơ sâu răng sữa.
  • Với trẻ dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nên nếu bé không hợp tác với việc ăn trong giai đoạn mọc răng thì ba mẹ cũng không cần áp lực, hãy tập cho bé ăn từ từ để giúp bé vui vẻ trong cữ ăn.
  • Ba mẹ cần vệ sinh nướu, răng, lưỡi bằng gạc mềm và nước muối sinh lý để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm khi mọc răng đối với trẻ nhỏ. Nếu bé lớn hơn thì có thể đánh răng cho bé để giúp làm sạch khoang miệng, lưu ý chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của bé.

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ để tránh viêm nhiễm khi mọc răng

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ để tránh viêm nhiễm khi mọc răng

  • Không nên cho bé ngậm núm ti hoặc núm bình sữa khi ngủ vì sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng…
  • Bé mọc răng rất thích gặm, cắn nên bạn có thể cho bé sử dụng các dụng cụ gặm nướu (đã được vệ sinh và tiệt trùng) để giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Lưu ý không để các vật dụng sắc nhọn, đồ chơi có tính chất nguy hiểm xung quanh trẻ để tránh trẻ cho vào miệng gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Ba mẹ có thể tiến hành mát-xa nướu cho bé, dùng một thìa inox nhỏ hoặc vật dụng gặm nướu rồi cho vào tủ lạnh (cần đảm bảo yếu tố vệ sinh), sau đó lấy ra và chườm vào vị trí mọc răng để giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Thường xuyên cho trẻ uống sữa và sinh tố trái cây để cung cấp đầy đủ canxi, vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị đau, sốt và quấy khóc thì ba mẹ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo tư vấn của Bác sĩ nhé.

Cho trẻ thăm khám răng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng

Cho trẻ thăm khám răng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng

Hy vọng những tuyệt chiêu mà IDP cung cấp sẽ giúp ba mẹ “dễ thở” hơn trong giai đoạn trẻ em mọc răng biếng ăn. Đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ cho trẻ với Bác sĩ tại phòng khám nha khoa uy tín để theo dõi sức khỏe răng miệng và kịp thời xử lý những bất thường về răng ở trẻ (nếu có) ba mẹ nhé!

Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ em mọc răng biếng ăn

 

 

X
phone